, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, blog, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, shop/, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, wp, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40,
Home Khởi nghiệp Doanh nghiệp than trời vì thủ tục

Doanh nghiệp than trời vì thủ tục

0
Doanh nghiệp than trời vì thủ tục

[ad_1]

Doanh nghiệp than trời vì thủ tục

Nếu việc chậm cấp phép thủ tục xây dựng kéo dài, không sớm được tháo gỡ, tình trạng doanh nghiệp chuyển về các tỉnh lân cận để triển khai dự án sẽ khiến TP HCM bị ảnh hưởng nguồn thu…

Tại hội nghị đối thoại giữa doanh nghiệp (DN) và chính quyền TP HCM do Sở Xây dựng và Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư thành phố (ITPC) tổ chức ngày 24-6, các DN tiếp tục kiến nghị vướng mắc liên quan đến thủ tục xin giấy phép xây dựng, chính sách ưu tiên làm nhà ở xã hội.

Nhiều vướng mắc, rào cản

Tại buổi đối thoại, nhiều DN đã nêu những vướng mắc trong quá trình xin cấp phép xây dựng, cấp phép triển khai dự án. Công ty CP Địa ốc Chợ Lớn nói nhu cầu của DN chỉ xin xây dựng thêm một phần diện tích nhỏ cho liền khối với trụ sở đã được cấp phép nhưng Sở Xây dựng cho biết phải liên hệ Sở Quy hoạch – Kiến trúc?


Doanh nghiệp than trời vì thủ tục - Ảnh 1.

TP HCM đang nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản .Ảnh: TẤN THẠNH

Ông Đinh Công Khương, Chủ tịch Công ty Thép Khương Mai, kể câu chuyện hơn 30 năm sau khi mua đất ở quận 7 trong khu dân cư hiện hữu, đến giờ ông vẫn phải bỏ hoang vì gặp khó trong việc chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất ở. Nhiều công ty dịch vụ không dám nhận hỗ trợ vì nói rằng thủ tục phức tạp. Đến năm 2006, ông mới chuyển mục đích sử dụng đất xong.

“Sau đó, tôi mua thêm miếng đất ngay phía sau, định gộp chung để xây dựng văn phòng hoặc kho bãi nhưng sau 5 lần nộp hồ sơ vẫn chưa chuyển được mục đích sử dụng đất, dù không vướng mắc gì” – ông Khương ngán ngẩm.

Theo ông Khương, DN đã phải vay ngân hàng và trả lãi suất hằng tháng cho miếng đất kể trên nhưng sau rất nhiều năm vẫn chưa thể khai thác, trong khi ngân sách nhà nước mất một khoản thu. Và thực tế các vùng ven như Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi… vẫn còn nhiều khu đất nông nghiệp bị bỏ hoang.

“Trong khi đó dân không có nhà ở, DN không có kho bãi để lưu trữ hàng hóa, vậy giải pháp nào đưa những miếng đất này vào khai thác sử dụng hiệu quả?” – ông Đinh Công Khương đặt vấn đề.

Đại diện một hiệp hội DN ở TP HCM băn khoăn: DN phải đi 3 cửa từ Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch – Kiến trúc đến Sở Kế hoạch và Đầu tư rồi mới được cấp phép, là quá khó khăn.

Ông Nguyễn Văn Đực, Phó Tổng Giám đốc Công ty Đất Lành, lo ngại nếu việc chậm cấp phép kéo dài, không sớm tháo gỡ sẽ có tình trạng DN đi tỉnh triển khai dự án và TP HCM sẽ bị ảnh hưởng nguồn thu ngân sách. Thời gian qua, không ít đại gia bất động sản lớn đã triển khai dự án ở địa phương khác, thay vì TP HCM do gặp khó khăn về thủ tục đầu tư.

Tháo gỡ từng bước

Phản hồi những thắc mắc của DN, ông Huỳnh Thanh Khiết, Phó Giám đốc Sở Xây dựng, cho hay sở phải chịu trách nhiệm trên 70 thủ tục hành chính liên quan. Trong khi đó, một số phòng – ban chức năng mới phụ trách các lĩnh vực mới như hạ tầng kỹ thuật, giao thông… nên chưa nắm sâu hoặc do cán bộ đã chuyển công tác…

Theo lãnh đạo Sở Xây dựng, từ năm 2019 đến nay, hàng loạt quy định thay đổi, trong đó liên quan đến thủ tục đầu tư xây dựng dự án, đặc biệt là dự án nhà ở, trong khi một số đầu mối liên quan lại thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư. Việc thay đổi quy trình xử lý hồ sơ còn do quy định chồng chéo làm kéo dài thời gian xử lý. Hiện Sở Xây dựng đã kiến nghị và UBND thành phố đang xây dựng lại quy định phối hợp để phù hợp thực tế.

“Chỉ riêng về thủ tục cấp phép, nếu đúng quy trình, 1 dự án kể từ khi bắt đầu đến xong giấy phép phải mất từ 1,5-2 năm, có dự án bị kéo dài đến 5 năm. Chính quyền TP HCM đã thấy những vướng mắc, bất cập và nhiều lần đề xuất Chính phủ giải quyết thời gian qua” – ông Huỳnh Thanh Khiết nói.

Hiện tất cả công trình xây dựng nhà ở hay dự án quy định đều phải là 100% đất ở, chỉ cần có liên quan đến đất công dù 1 m2 cũng phải đấu giá, gây khó khăn cho việc cấp phép xây dựng.

Đến thời điểm hiện tại, cơ bản quy trình cấp phép cho nhà ở xã hội, cải tạo chung cư cũ đã được tháo gỡ và cơ quan quản lý đang tiếp tục trình để rút ngắn việc cấp phép cho nhà ở thương mại với thủ tục, quy trình công khai, minh bạch nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của TP HCM.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM, thông tin đã 3 lần gửi kiến nghị tháo gỡ khó khăn cho tổng cộng 113 dự án của DN bất động sản, chủ yếu về thủ tục cấp phép, vướng mắc cách tính tiền sử dụng đất, cấp sổ hồng cho người dân… Đến nay, TP HCM cũng đã có hỗ trợ xử lý nhưng chưa thể giải quyết dứt điểm. Do đó, sắp tới DN mong muốn có thêm những buổi đối thoại để các sở, ban – ngành liên quan cùng tháo gỡ khó khăn.

SƠN NHUNG

Người lao động



[ad_2]

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here